Mờ Lắp Tivi Toshiba Indonesia Khá (BÉO) – Tivi ở việt nam QUÁ ( GẦY)



VIDEO KHÁM PHÁ TIVI SẢN XUẤT TẠI NƯỚC NGOÀI KHÁC VỚI TIVI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO? MỜI CÁC BẠN ĐÓN XEM.
1: HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH ĐỂ NHẬN ĐƯỢC VI DEO MỚI NHẤT 2: HÃY BẤM VÀO LIKE (THÍCH) ĐỂ ỦNG HỘ KÊNH CỦA ĐIỆN TỬ THÁI BÌNH 3: HÃY GIỚI THIỆU, CHIA SẺ KÊNH NÀY ĐỂ THÊM NHIỀU ANH EM CÙNG ĐAM MÊ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ. XIN CẢM TẠ ANH EM MỌI MIỀN TỔ QUỐC

source: https://ultra-dark-radio.com

Xem thêm các bài viết về Công Nghệ: https://ultra-dark-radio.com/category/cong-nghe/

42 thoughts on “Mờ Lắp Tivi Toshiba Indonesia Khá (BÉO) – Tivi ở việt nam QUÁ ( GẦY)”

  1. Việt Nam mình thông minh hơn các nước khác dù làm rất đơn giản nhưng vẫn hát được

  2. Vì tiêu chuẩn Việt Nam rất thấp nên các hãng đầu ở Việt Nam làm ra sản phẩm kém chất lượng. Vậy hàng nhập khẩu vào Việt Nam theo tiêu chuẩn mau hư để bán tiếp

  3. Moi nguoi cho em hoi chut bgio mua tivi nao va nhap nuoc nao la bền. Em co con panasonic mua 2012 den 2016 hong mach xong hong ca man hinh luon

  4. Ở VN, cạnh tranh không nổi với các loại TV tàu thì phải cắt giảm nhìu thứ để giảm giá thành, ngay cả sony, lg cũng thế mà thôi.

  5. Theo ban nén mua ti vi cua háng nào co noi nào bán tivi nhap khau không tu van giúp tói dang muôn mua cò 50inh cám on

  6. Ở Việt nam thì châm ngôn luôn là rẻ nhưng phải đẹp .rẻ nhưng cũng phải tốt phải bền thì bố thằng nào chiều được..vì lý do đấy thì mới bị các nhà sản xuất mới lợi dụng và cũng là để chiều theo người việt được

  7. Phải nói bọn TQ rất giỏi tích hợp mọi thứ trừ phần nguồn trên một IC, ưu điểm là giá thành thấp, nhược điểm là khó sửa chữa, nếu chết phần nào đó là bắt buộc phải thay cả ic tổng..

  8. Đúng là tiền nào của đó. Các hãng samsung lg.sony.toshiba.panasonic. nhìn bo ro rãng .mỗi bo mỗi chức nag riêng. Còn anh asanzo vì tiết kiệm chi phí anh làm cái bo bằng bàn tay. Tích hợp tất cả lên đó

  9. OEM, OBM VÀ MADE IN, MADE BY

    Ở mô hình kinh doanh truyền thống, một công ty thường thực hiện tất cả các khâu từ (i) thiết kế đến (ii) sản xuất và (iii) phân phối sản phẩm ra thị trường dưới một thương hiệu do công ty sở hữu. Để dễ nhớ, ta gọi đây là công ty gốc.

    Nhằm giảm bớt đầu tư ban đầu, triển khai nhanh được nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất, người ta áp dụng mô hình OEM. Theo đó người ta bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian triển khai dài. Việc sản xuất được giao cho một hay nhiều công ty khác gọi là công ty OEM. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm. OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer (nhà sản xuất thiết bị gốc).

    Như vậy công ty OEM là công ty “gia công” toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất cho công ty gốc. Công ty OEM có thể ở trong hay ngoài nước.

    a) Nếu là hàng đặt OEM gia công toàn bộ đến thành phẩm cuối cùng, công ty gốc chỉ việc dán tem nhãn lên bán thì công ty gốc chỉ là công ty kinh doanh thuần túy sử dụng thương hiệu của mình (phân thành 2 loại, một loại có thiết kế/công nghệ giao cho công ty OEM sản xuất, một loại đơn giản là chỉ đặt hàng sẵn có của công ty OEM hay có thể thêm mẫu mã riêng nhưng cũng do công ty OEM phát triển. Loại thứ 2 này đúng ra nên được gọi là OBM – viết tắt từ Original Brand Manufacturer hay còn gọi là nhà sản xuất thương hiệu gốc. Nhiệm vụ chính của công ty OBM là phát triển thương hiệu và duy trì thương hiệu mang lại uy tín tiêu dùng với khách hàng. Có thể hiểu loại hình công ty này như một thương nhân. Họ không tự sản xuất sản phẩm mà sử dụng sản phẩm của công ty khác, đặt tên theo thương hiệu của mình). Hàng sản xuất ở đâu thì xuất xứ ở đó. Made in ghi tên nước sản xuất. Made by công ty gốc. Designed by công ty gốc nếu thiết kế/mẫu mã là của công ty gốc.

    Ví dụ điển hình loại thứ nhất là các sản phẩm của Apple do Apple thiết kế, công ty OEM Foxconn sản xuất Made in China hay giày Nike do Nike thiết kế, cung cấp hay chỉ định nguồn cung cấp vật liệu và sản xuất tại Việt nam Made in Vietnam.

    Ví dụ điển hình loại thứ 2 là các sản phẩm ấm đun nước…Asanzo nhập nguyên chiếc từ Trung quốc! Xuất xứ đương nhiên là Made in China. Công ty nhập khẩu và kinh doanh chỉ có thể ghi là Made by hay Designed by Asanzo.

    b) Nếu là hàng đặt OEM gia công một phần (từ 1 hay nhiều nhà OEM trong và ngoài nước), công ty gốc thực hiện một số công đoạn sản xuất cơ bản cuối cùng (gia công, lắp ráp, kiểm thử…) thì công ty gốc vẫn là công ty sản xuất. Hàng sản xuất ở đâu thì xuất xứ ở đó. Made in ghi tên nước sản xuất. Mặc dù nguyên vật liệu, linh kiện làm nên hàng hóa đó không có xuất xứ 100% từ nước thực hiện một số công đoạn sản xuất cơ bản cuối cùng.

    Chỗ này hơi rắc rối, ăn thua và phân biệt ở chữ cơ bản (sẽ bàn dưới đây). Nếu chỉ là lắp ráp đơn giản các khối bán thành phẩm rồi đóng gói thì gọi là sản xuất có phần hơi khiên cưỡng.

    Vậy nếu các công đoạn sản xuất cuối cùng được coi là cơ bản, tivi Asanzo được phép ghi Made in Vietnam. Nếu không phải là cơ bản, chỉ có thể ghi là Assembled in Vietnam. Made by Asanzo, Designed by Asanzo.

    c) Nếu là hàng đặt OEM gia công một phần (từ 1 hay nhiều nhà OEM trong và ngoài nước), công ty gốc thực hiện một số công đoạn sản xuất cơ bản cuối cùng (gia công, lắp ráp, kiểm thử…) rồi xuất khẩu đi một nước khác thì đã có các quy định quốc gia và quốc tế tương đối chặt chẽ, rõ ràng về cách ghi xuất xứ. Việt Nam đã có hành lang pháp lý để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế (Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu).

    Khái niệm cơ bản trong xuất xứ hàng hóa được giải thích “là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

    Các sản phẩm công nghệ thường được gọi là các sản phẩm có xuất xứ không thuần túy. Theo quy định của pháp luật Việt Nam sản phẩm có xuất xứ không thuần túy là sản phẩm có tỉ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt Nam ≥ 30% tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra. Do vậy ngay cả khi được gắn dòng chữ "Made in Vietnam" thì chưa chắc nguyên liệu làm nên hàng hóa đó có xuất xứ 100% từ Việt Nam.

    Thực tế, các doanh nghiệp dệt may hiện nay thường nhập tới hơn ½ nguyên liệu vải sợi phụ liệu từ Trung Quốc, Thái lan… nhưng sản phẩm được “hoàn thiện” tại Việt Nam nên hoàn toàn vẫn đáp ứng tiêu chí "Made in Vietnam". Ví dụ này cho thấy mức độ “hoàn thiện” này được coi là cơ bản.

    Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh đủ chi tiết, đủ rõ về việc ghi nhãn cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh rất đa dạng, phức tạp.

    Do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: (a) hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc (b) hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hoặc (c) hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.

    Như đã bàn ở trên, tới đây cần có các quy định cụ thể cho việc sử dụng các loại nhãn: “made in…, produced in…”, “made by…”, “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…” đối với hàng hóa sản xuất toàn bộ, cơ bản hay không cơ bản tại Việt nam, hàng nhập khẩu sử dụng mẫu mã, thương hiệu Việt nam… để đảm bảo trật tự trong sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

  10. theo công nghệ từng đời thôi, càng đổ cổ càng nhiều linh kiện cồng kềnh, giờ nó dùng chip SoC hết rồi với tiến trình sx chip cao hơn nên nhìn nó đơn giản, bác cứ tháo mấy con tv plasma mới thấy độ cồng kềnh của nó

  11. Các hãng sản xuất TV trong nước đang móc túi người dân. Chất lượng quá tệ hại. Hội bảo vệ người tiêu dùng, hữu danh vô thực, đáng chê trách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *